Bí quyết xin việc kế toán thành công cho sinh viên kế toán mới tốt nghiệp
Bí quyết xin việc kế toán thành công cho sinh viên kế toán mới tốt nghiệp ra trường
Nếu bạn có tham vọng trở thành một kế toán thành công, chuyên nghiệp và muốn chọn nghề kế toán như là một con đường nghề nghiệp sau khi bạn tốt nghiệp. Và, bạn cần khởi động kế hoạch của mình và làm việc để đạt được những thành công, thành tích của mục tiêu nghề nghiệp. Với lĩnh vực kế toán, một kiến thức tốt về chuyên ngành, quyết tâm mãnh liệt và kinh nghiệm làm việc tất cả đều vô cùng quan trọng để thành công. Sau đây, KẾ TOÁN HÀ NỘI xin chia sẻ một số bí quyết xin việc kế toán thành công cho sinh viên mới ra trường:
1. Tích lũy kinh nghiệm thực tế và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Để tiếp cận với thực tế và nâng cao nghiệp vụ có nhiều phương pháp để các bạn lựa chọn. Nhưng phương pháp hiệu quả nhất và nhanh nhất là các bạn có thể tham gia: Lớp học kế toán thực hành tại KẾ TOÁN HÀ NỘI. Các bạn sẽ vừa được hỗ trợ làm báo cáo thực tập lại vừa được làm thực tế cụ thể:
- Các bạn sẽ được giao cho 1 bộ hồ sơ gồm tất cả những hóa đơn, chứng từ thực tế chưa được xử lý của doanh nghiệp đang hoạt động. Các bạn sẽ được những kế toán trưởng, kế toán tổng hợp có nhiều năm kinh nghiệm thực tế trực tiếp hướng dẫn xử lý tất cả các nghiệp vụ đó như: Chi phí, giá thành, TSCĐ, khấu hao, tiền lương, BHXH, xuất nhập khẩu… Lồng ghép vào đó là những tình huống thực tế thường xuyên xảy ra tại doanh nghiệp.
- Tiếp đó các bạn sẽ được thực hành kê khai thuế, lập báo cáo thuế, lên sổ sách, lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế cuối năm trên phần mềm kế toán chuyên nghiệp như: Phần mềm HTKK, EXCEL, FAST, MISA …
Các bạn sẽ được thực hành làm tất cả các công việc của một kế toán tổng hợp thực tế trong doanh nghiệp phải làm hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Học xong các bạn sẽ được Cấp chứng chỉ kế toán tổng hợp xác nhận tương đương 2 năm kinh nghiệm thực tế.
2. Một bộ hồ sơ xin việc ấn tượng
Sau khi đã nâng cao nghiệp vụ chuyên môn kế toán và có kinh nghiệm thực tế. Có thể đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng thì tiếp theo đó là các bạn chuẩn bị hồ sơ xin việc kế toán thật ấn tượng.
- Một bản CV xin việc chi tiết. Nói rõ thành tích học tập và kinh nghiệm làm việc, cũng như các kỹ năng của bản thân, mục tiêu nghề nghiệp
Tải thêm >> Mẫu CV xin việc kế toán
- Sơ yếu lý lịch có xác minh của địa phương.
- Các giấy tờ liên quan như: Giấy khám sức khỏe, CMND phô tô, Giấy khai sinh…
- Các bằng cấp, chứng chỉ có liên quan như: Bằng tốt nghiệp, Bảng điểm, chứng chỉ kế toán, chứng chỉ tin học, tiếng anh….
- Đặc biệt không thể thiếu đó là lá đơn xin việc viết tay. Vì nó thể hiện bạn có phải là người cẩn thận hay không. Kế toán là một nghề yêu cầu người kế toán phải cẩn thận và tỷ mỉ.
3. Kinh nghiệm phỏng vấn kế toán.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những yếu tố trên và bạn đã gây ấn tượng được nhà tuyển dụng ở vòng tuyển chọn hồ sơ, bạn sẽ được gọi đến phỏng vấn. Và cuối cùng là buổi phỏng vấn, khi đó bạn hãy chuẩn bị cho mình thật chu đáo những kiến thức, kỹ năng phỏng vấn xin việc nhé.
- Tìm hiểu kỹ công ty mà bạn sắp tham gia phỏng vấn:
Bạn có thể tìm hiểu thông tin công ty thông qua các mối quan hệ bạn bè, người thân, website hoặc các phương tiện thông tin khác. Vì đôi khi họ hay hỏi rằng bạn biết gì về công ty để xem thử mức độ quan tâm của bạn đối với nơi mà bạn sẽ làm việc. Nếu bạn chứng tỏ được sự hiểu biết, điều đó sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
- Thời gian đến địa điểm phỏng vấn:
Tham gia phỏng vấn trễ là điều tối kỵ và làm bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng. Trong trường hợp bạn chưa bao giờ đến nơi sẽ phỏng vấn, bạn nên đến thử xem đó ở nơi nào, mất thời gian bao lâu để đến. Nếu bạn biết rõ địa điểm và thời gian cần thiết để đến nơi đó thì cũng nên trừ hao thời gian đến trước tối thiểu là 10 phút. Với thời gian trừ hao đó sẽ hữu ích cho bạn nếu phát sinh một trục trặc nào đó hoặc sắp xếp lại hổ sơ, các vật dụng cần thiết đã chuẩn bị ở nhà và chuẩn bị cho mình một phong thái tự tin, bình tĩnh trước khi vào cuộc phỏng vấn.
- Trang phục khi phỏng vấn:
Bạn nên chuẩn bị trang phục phù hợp vị trí mà bạn phỏng vấn. Điều này giúp bạn tự tin và thoải mái hơn trong suốt quá trình phỏng vấn. Bạn cần lưu ý không nên mặc trang phục quá thời trang như quần jean, áo thun. Những trang phục có màu sắc sặc sỡ hay lòe loẹt sẽ gây phản cảm đối với nhà tuyển dụng.
Đặc biệt đối với vị trí kế toán, thông thường sẽ có một vòng phỏng vấn tuyển nghiệp vụ: Kế toán trưởng sẽ đưa ra một vài nghiệp vụ mà công ty thường xuyên phát sinh, sau đó yêu cầu các ứng viên định khoản hoặc giải quyết tình huống. Vòng này không phải quá khó, mục đích chính là kiểm tra khả năng nghiệp vụ của các ứng viên. Ở vòng này, không nhất thiết có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được, chỉ cần bạn nắm chắc kiến thức đã học.
Trên đây là những chia sẻ về bí quyết xin việc kế toán thành công của KẾ TOÁN HÀ NỘI dành cho các bạn sinh viên kế toán mới ra trường. Mong rằng sau những lời khuyên bổ ích này các bạn sẽ tìm được công việc kế toán yêu thích!
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Mẫu cv xin việc kế toán hay và chuẩn nhất cho sinh viên mới ra trường
Mẫu cv xin việc kế toán hay và ấn tượng nhất cho sinh viên mới ra trường hoặc những người chưa có kinh nghiệm. Bí quyết giúp bạn trúng tuyển ngay trước nhà tuyển dụng
Các bạn sinh viên thân mến mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm thế nào để có bản cv xin việc hay và thuyết phục nhà tuyển dụng. Trung tâm đào tạo kế toán hà nội xin chia sẻ một mẫu cv xin việc kế toán khá hay để các bạn tham khảo. Chúc các bạn xin việc thành công nhé!
Cộng Hòa Xã HộI Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
----&&---
BẢNG GIỚI THIỆU QUÁ TRÌNH BẢN THÂN
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Kính gửi: - Giám đốc Công ty CP TNHH ước mơ
- Phòng hành chính nhân sự
Qua thông tin tuyển dung của Quí công ty được đăng trên trang face https://www.facebook.com/tuyenketoantonghop được biết công ty đang tuyển nhân viên kế toán.Tôi xin được tóm tắt lý lịch bản thân, quá trình học tập và công tác
VỊ TRÍ ỨNG TUYỂN: Nhân viên kế toán
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thu
- Địa chỉ: Tân Tiến –Văn Giang – Hưng Yên– Hà Nội
- Di động: 0974242222
- Email: thunguyen88@gmail.com
MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP
- Trở thành nhân viên xuất sắc trong lĩnh vực và nhiệm vụ đã đảm nhiệm.
- Phương châm làm việc “đam mê và trách nhiệm sẽ dẫn tới thành công trong công việc”. Coi công việc đã đảm nhận như một niềm đam mê lớn và luôn làm việc hết mình vì niềm đam mê đó.
- Không ngừng học tập, nâng cao tri thức, học hỏi kinh nghiệm trên mọi lĩnh vực và sẵn sàng nắm bắt mọi cơ hội để phát triển sự nghiệp.
HỌC VẤN
- Sinh viên kế toán, khoa kế toán tổng hợp, trường trung cấp Nông Nghiệp Hà Nội (tháng 9 - năm 2011).
- Tốt nghiệp bằng: Khá (Điểm trung bình: 7.5)
- Học bổng:
+ Học bổng cho sinh viên xuất sắc của trường năm học 2010 – 2011.
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
- Tham gia hoạt động tình nguyện hè năm 2010.
- Tham gia cuộc thi Nữ sinh thanh lịch do nhà trường tổ chức ( 2010-2011).
KINH NGHIỆM LÀM VIỆC
Thời gian
|
Nơi làm việc
|
Mô tả công việc
|
T5/2012-T6/2012
Nhân viên hành chính
| Cty CP đầu tư XD&TM SVA Việt Nam | - Trực điện thoại & tiếp đón khách- Tiếp nhận - Sắp xếp - Lưu trữ: Hồ sơ,Chính sách,Giấy tờ pháp lý của công ty-. Phát hành - Gửi thông tin, thông báo qua email & photo,in các văn bản tài liệu
- Cấp số - Vào sổ - Đóng dấu hồ sơ, công văn, tài liệu .
- Soạn thảo các văn bản, hợp đồng kinh tế , đơn dự thầu.
|
T7/2012-T9/2012
Nhân viên kế toán văn phòng
|
Cty CP Intimex- Siêu thị Intimex Hải Dương
| -Lập phiếu nhập kho, xuất kho, hóa đơn bán lẻ, hóa đơn GTGT-Làm biển giá, biển khuyến mại- Làm BC Bán hàng- tờ kê thu tiền thục hiện vào tiền bán hàng hàng ngày và cuối tháng đối chiếu với sổ phụ của các ngân hàng .
- Thực hiện chấm công
|
KĨ NĂNG
- Làm việc theo nhóm:
+ Biết tổ chức, sắp xếp công việc một cách khoa học và có tinh thần trách nhiệm.
+ Có thể hợp tác làm việc với nhiều người.
- Ngoại hình:
+ Chiều cao: 1m68.
+ Cân nặng: 54kg.
+ Ngoại hình dễ nhìn, nghiêm túc, biết lắng nghe và phát biểu đúng lúc.
- Kĩ năng chuyên ngành:
+ Sử dụng phần mềm kế toán.
- Kĩ năng khác:
+ Khả năng giao tiếp tốt, thân thiện, dễ gây ấn tượng với người đối diện.
+ Tiếp cận với vấn đề nhanh và chính xác.
- Sử dụng Microsoft Office
Sử dụng Microsoft Word, Excel.
- Sử dụng Internet/ Email
Có khả năng tìm kiếm thông tin trên Internet tốt.
Dùng Email thành thạo.
Siêng năng, ham học hỏi, dễ dàng thích ứng với môi trường mới.
Các hoạt động tham gia :
-Tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường về thực trạng việc lập trình bày và công bố Báo cáo Tài chính của các công ty liêm yết trên TTCK ở Việt Nam
-Tham gia các buổi hội thảo của trường tổ chức: Hôi thảo về kỹ năng mềm, hội thảo về việc làm, các buổi ngoại khóa của trường tổ chức
Các khóa học tham gia:
-Khóa học tiếng anh tại trung tâm tiếng anh newlight
-Tham gia khóa học kế toán tổng hợp thực tế tại công ty kế toán hà nội
ĐIỂM MẠNH:
- Khả năng làm việc độc lập, trung thực, trách nhiệm.
- Nhanh nhẹn, nhiệt tình và hòa đồng
- Chăm chỉ,cẩn thận, ham học hỏi, biết tổ chức sắp xếp công việc và có tinh thần cầu tiến
- Dễ dàng thích nghi với môi trường mới, chịu được áp lực công việc.
- Dễ dàng thích nghi với môi trường mới, chịu được áp lực công việc.
MONG MUỐN:
- Môi trường làm việc công bằng, đánh giá đúng năng lực
- Thu nhập phù hợp, việc làm ổn định để toàn tâm, toàn ý với công việc và gắn bó lâu dài
NẾU ĐƯỢC NHẬN VÀO CÔNG TY EM SẼ CỐ GẮNG ĐỂ HOÀN THÀNH MỌI NHIỆM VỤ VÀ CÔNG VIỆC ĐƯỢC CẤP TRÊN GIAO CHO. EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.
Hà Nội, Ngày 06 tháng 04 năm 2012.
NGUYỄN THỊ THU
Để tải mẫu cv xin việc kế toán bằng file word Trung tâm kế toán hà nội chia sẻ với các bạn tải: http://trungtamketoanhn.com/mau-cv-xin-viec-ke-toan-cho-nguoi-moi-di-lam-i643.html
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Kỹ năng phỏng vấn tìm việc thành công
Kỹ năng phỏng vấn tìm việc thành công
Bạn đang tìm việc làm kế toán khi được nhà tuyển dụng gọi đến phỏng vấn bạn cần chuẩn bị những kỹ năng sau:
1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình
Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc. Câu hỏi này thường mở đầu cho cuộc phỏng vấn. Hãy nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng, thói quen tốt trong nghề nghiệp của bạn… Hãy tập trung hướng câu nói của bạn vào công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp. Đừng làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng “tôi năm nay X tuổi, sinh ra tại tỉnh Y, tốt nghiệp trường đại học Z…”. Những thông tin này đã có trong C.V của bạn.
2. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? (Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại?)
Hãy cẩn thận. Đừng xem đây là cơ hội để kể tội sếp cũ. Và cũng đừng trả lời đại loại “Tôi cần một công việc nhiều tiền hơn”. Câu trả lời lý tưởng trong trường hợp này là: “Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình”.
3. Điểm mạnh của bạn là gì?
Hãy chỉ ra những điểm tích cực của bạn có liên quan đến công việc bạn muốn xin vào. Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách.
4. Điểm yếu của bạn là gì?
Mỗi người đều có điểm yếu. Vì thế, đừng dành quá nhiều thời gian để nói về điểm yếu của mình, nhất là những điểm yếu có liên quan đến công việc. Tốt nhất là bạn nên nói về 1 hoặc 2 điểm yếu vô hại với công việc. Kiểu như “Tôi có tính hơi quá cẩn thận. Làm việc gì cũng phải chi li, kỹ lưỡng”. Với mỗi điểm yếu mà bạn kể ra, hãy cho nhà tuyển dụng thấy luôn là bạn đã có sẵn điểm mạnh để khắc phục điểm yếu đó. Kiểu như là: “Tính tôi quá cẩn thận. Vì thế, tôi làm việc hơi chậm. Nhưng bù lại, tôi rất nhiệt tình làm thêm giờ, và chăm chỉ”.
5. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
Để trả lời câu hỏi này, không còn cách nào khác là bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty trước khi đi phỏng vấn.
6. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
Cũng giống như ý trên, bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty và đưa ra những lý do cụ thể và thuyết phục. Tránh đưa ra những câu trả lời chung chung kiểu “Vì tôi biết công ty của quý vị là một công ty lớn”. Hãy giải thích cụ thể vì sao bạn muốn làm việc cho một công ty lớn: vì bạn muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, vì bạn muốn được nâng cao chuyên môn, vì bạn muốn được thử sức mình với những dự án lớn ở một công ty lớn…
7. Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào vị trí tuyển dụng?
Nêu rõ những đặc điểm tích cực của bạn phù hợp với vị trí này (chuyên môn, tính cách, thái độ…) và những kinh nghiệm quý báu mà bạn từng có thông qua công việc cũ. Đừng quên dẫn thêm lời khen ngợi của sếp cũ dành cho bạn (nếu có).
8. Trong công việc cũ, bạn đã từng có thành tích gì?
Hãy nói về 2-3 dự án thành công mà bạn từng đảm nhận. Bạn có thể nói cụ thể luôn là thông qua những dự án thành công ấy mà bạn đã được thưởng hoặc tăng lương như thế nào. Chú ý: bạn nên chọn những dự án thành công về chất lượng hơn là nói về những dự án mà bạn đã kiếm được kha khá tiền thưởng.
9. Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?
Lẽ thường, bạn sẽ nghĩ đến tiền thưởng, tăng lương, các quyền lợi khác mà công ty dành cho bạn… sẽ thúc đẩy bạn cố gắng làm việc. Tuy nhiên, hãy nói về thành quả đạt được trong công việc và niềm vui của bạn khi vượt qua một thử thách. Đó mới chính là động lực… trong sáng để giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
10. Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất?
Bạn đang muốn xin vào vị trí nào, hãy hướng câu trả lời đến những điều kiện làm việc liên quan đến vị trí đó. Ví dụ: Nếu vị trí tuyển dụng thiên về nghiên cứu và làm việc một mình, hãy trả lời rằng bạn hoàn toàn có thể làm việc theo nhóm, nhưng bạn thích làm việc độc lập hơn. Còn nếu vị trí bạn mong muốn được nhận vào là thường xuyên đảm nhận và hoàn thành những dự án, hãy khảng khái khẳng định rằng bạn thích làm việc tập thể, và thế mạnh của bạn là có tinh thần cộng tác rất cao.
11. Tại sao bạn lại muốn công việc này?
Câu trả lời phải cụ thể dựa vào những tiêu chí tuyển dụng của công việc. Tránh đưa ra câu trả lời nguy hiểm kiểu “Tôi đang cần một việc làm”. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thấy được những khó khăn và thuận lợi của công việc này, và bạn thích khám phá chính mình thông qua những thử thách ấy.
12. Khi bị stress vì công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những áp lực này?
Tập luyện thể thao, đọc sách, xem truyện cười, vui chơi cùng bạn bè, xách xe vi vu đâu có một lúc rồi quay về công việc… được xem là câu trả lời khôn ngoan. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng thực ra, nhà tuyển dụng có thể biết được cách bạn sẽ xử lý stress thế nào vì trong buổi phỏng vấn, ít nhiều bạn đã bị stress với những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Vì thế, cách tốt nhất khi trả lời phỏng vấn là hãy bình tĩnh, trả lời rành rọt, cẩn thận. Không nên để nhà tuyển dụng thấy được bạn “toát mồ hôi hột” vì những câu hỏi hóc búa của họ.
13. Thử hình dung 5 (10) năm nữa, bạn đang ở đâu nhỉ?
Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm trong kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu họ biết được rằng trong quá trình phấn đấu để đạt được những mục tiêu ấy, bạn cũng đóng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Một vị trí cao hơn hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai.
Nếu bạn chưa biết viết cv xin việc hay và ấn tượng với nhà tuyển dụng các bạn có thể tải mẫu cv xin việc kế toán do công ty kế toán hà nội biên soạn tại đây: Mẫu cv xin việc kế toán
Read More Add your Comment 1 nhận xét