Mẫu CV xin việc kế toán dành cho người mới đi làm



Trong 1 bộ hồ sơ xin việc kế toán thì không thể thiếu 1 CV xin việc kế toán hay và ấn tượng. Nhưng có rất nhiều bạn sinh viên kế toán mới ra trường đang khó khăn trong việc viết CV như thế nào. Dưới đây là mẫu CV xin việc kế toán dành cho người mới đi làm chưa có kinh nghiệm để các bạn tham khảo:

 

Ứng tuyển vị trí: Tuyển kế toán tổng hợp
THÔNG TIN CÁ NHÂN:
   
Họ và tên:     Đinh Mạnh Hà
Ngày sinh:     14/03/1995
Giới tính:    
Địa chỉ:     
Nam
173 - Xuân Thủy – Cầu giấy  - Hà Nội
Di động:     
Gmail:     
Tình trạng hôn nhân: 
0912345678
bimbim@gmail.com
 Độc thân
TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN:
Từ 09/2010 - 05/2014:
- Cử nhân kinh tế - Chuyên ngành “Kế toán Tài chính” – Trường Đại học Thương Mại – loại khá.
Từ 01/2013 - 04/2014 - Tốt nghiệp khóa học kế toán thực hành thực tế tại công ty kế toán hà nội
Từ 10/2013 - 12/2013 - Tốt nghiệp khóa học “Tiếng Anh giao tiếp” – loại khá.
Từ 10/2013 - 12/2013 - Tốt nghiệp khóa học “Tin học văn phòng” – loại giỏi.
MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP:

- Tôi mong muốn được làm việc và học tập trong lĩnh vực kế toán tài chính, để phát huy kiến thức thức và khả năng tôi đã được học.
- Được học tập và phát triển hơn trong nghề nghiệp kế toán.
- Theo học và thi chứng chỉ kế toán trưởng để nâng cao thêm kiến thức và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực kế toán
KINH  NGHIỆM LÀM VIỆC:
Từ 01/2013 - 04/2014:

- Tuy chưa đi làm tại DN nào nhưng tôi có thời gian 3 tháng thực hành làm kế toán tổng hợp tại Công ty Kế Toán Thiên Ưng, công việc cụ thể của tôi là:
- Xử lý hóa đơn chứng từ đầu ra, đầu vào của các công ty mà Công ty kế toán Thiên Ưng làm dịch vụ kế toán.
- Kê khai các loại thuế…
- Tính lương và lập bảng lương, các khoản bảo hiểm…
- Hạch toán lên sổ sách…
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế năm.
 
Từ 06/2013 - 12/2013: - Làm nhân viên thu ngân cho nhà hàng Như Hồng – KĐT Định Công.
KỸ NĂNG CÔNG VIỆC:

- Sử dụng thành thạo Microsoft Word, Excel, có thể làm bảng lương, lên sổ sách và lập báo cáo tài chính trên Excel.
- Sử dụng thành thạo phần mềm HTKK, phần mềm kế toán Misa. Có thể lên được BCTC trên MISA.
- Có thể làm khai báo thuế và xử lý các trường hợp phát sinh như: mất hóa đơn, Khai báo thuế bị sai...
THÔNG TIN BỔ SUNG:

- Là người rất hoạt bát, nhiệt tình, thật thà, cẩn thận.
- Thích tìm tòi, chinh phục những tri thức, công việc mà mình chưa biết
- Có tinh thần cầu tiến, sáng tạo, ham học hỏi, dễ dàng thích nghi với môi trường mới
- Tinh thần làm việc siêng năng, kiên nhẫn, chủ động tích cực, chịu được áp lực công việc và có tinh thần trách nhiệm.
- Mong ước của tôi là trở thành 1 kế toán giỏi và chuyên nghiệp.

          
Bạn muốn tìm việc kế toán tham khảo page: https://www.facebook.com/vieclamketoanmoi


Read More Add your Comment 4 nhận xét


10 bí quyết giúp bạn dễ dàng tìm việc kế toán thành công



10 bí quyết giúp bạn dễ dàng tìm việc kế toán thành công
Lớp học kế toán tổng hợp xin được giới thiệu 10 bí quyết giúp bạn dễ dàng tìm việc kế toán thành công dành cho các bạn sinh viên kế toán mới ra trường chưa có kinh nghiệm, việc tìm được một công việc kế toán phù hợp là không hề đơn giản đối với các bạn vậy có cách nào tìm được việc dễ dàng không thì hoc ke toan thue sẽ giúp bạn tìm câu trả lời đó
1. Ấn tượng lần đầu gặp

Trong thời buổi công nghệ hiện nay, bạn không bao giờ biết khi nào bạn đang bị theo dõi. Ngay sau khi bạn đến bãi đậu xe, bạn cần phải hành động như thể bạn đang đứng trước mặt sếp. Họ có thể có camera quan sát bạn trong bãi đậu xe đấy. Đừng làm bất cứ điều gì khiến họ phật lòng không muốn tuyển dụng bạn nhé.

2. Sẵn sàng thể hiện chính mình

Không quan trọng bạn đang ở đâu, làm gì. Điều bạn cần là luôn luôn sẵn sàng thể hiện chính mình. Đừng e ngại khi thảo luận với ông chủ có tiềm lực.


3. Trình mẫu làm việc

Bạn đã từng có kinh nghiệm làm việc trong quá khứ? Bạn rút ra được nhiều bài học bổ ích để tăng năng suất làm việc, hiệu quả và tốn ít thời gian? Tất cả những gì tạo cho bạn một phong cách chuyên nghiệp làm việc thì hãy thể hiện nhé. Hãy chắc chắn rằng bạn là ứng cử viên sáng giá và các nhà tuyển dụng sẽ không phải thất vọng vì bạn đâu.
Bí quyết tìm việc kế toán thành công

4. Hãy học kỹ năng kinh nghiệm thật vững để tự tin đi xin việc

Nhiều bạn chưa có kinh nghiệm thực tế, kỹ năng không nhiều thì lý do để các bạn chiến thắng các đối thủ khác là bạn nên tìm đến một khóa đào tạo kế toán tổng hợp để lấy kinh nghiệm thực tế đi làm nhé
5. Đọc chọn lọc

Có rất nhiều thông tin tuyển dụng ở nhiều ngành nghề và vị trí khác nhau. Đừng làm mất thời gian tìm kiếm và đọc những yêu cầu tuyển dụng khi không thuộc phạm trù lĩnh vực của bạn nhé. Hãy đọc chọn lọc và thấy nó phù hợp với chuyên môn của bạn thì nên tìm hiểu kỹ hơn. Đừng nói rằng bạn sẽ chờ cho tới ngày mai, bởi vì đôi khi, ngày mai có thể không bao giờ có.

6. Hãy thực tế về tiền lương

Tiền lương là vấn đề tế nhị nhưng cũng là mối quan tâm lớn của bất cứ ai khi tìm việc và làm việc. Thế nhưng đòi hỏi lương quá cao trong hồ sơ xin việc so với công việc bạn sẽ đáp ứng ở công ty có thể không đem lại may mắn cho bạn. Bạn cần phải thực tế hơn về tiền làm công, năng lực bạn có và những gì bạn sẽ đóng góp cho công ty. Nếu không tập hồ sơ của bạn dễ bị nhà tuyển dụng cho vào danh sách bỏ qua lắm.


7. E-mail xin việc

Nếu như bạn đang tìm việc qua mạng trực tuyến, bạn sẽ thấy có rất nhiều công ty tuyển dụng hoặc không. Nhưng hãy cứ gửi email xin việc của bạn cho các công ty nhé. Biết đâu bạn là người nắm bắt đúng cơ hội họ đang cần với mục tiêu và năng lực của bạn thì sao nhỉ. Mọi thứ đều phải thử và đều có thể xảy ra.

8. Sơ yếu lý lịch của bạn đã sẵn sàng

Dù bạn làm gì, bạn nên sẵn có một bộ sơ yếu lý lịch được viết một cách cẩn thận và gây được sự chú ý nhé. Bởi vì bạn không bao giờ biết được cơ hội sẽ đến với mình khi nào và nơi mà bạn với tay được tới nó. Chậm gửi bản hồ sơ hoặc hồ sơ không đầu tư công sức vì viết vội vàng có thể làm bạn tuột cơ hội việc làm sáng giá đấy. Hãy tạo ra sự khác biệt của bản thân.

9. Đừng bỏ cuộc

Nền kinh tế suy thoái và cạnh tranh từng cơ hội việc làm nhưng điều đó không thể biện minh cho việc bạn không cố gắng và sớm “nhụt chí” bỏ cuộc. Cũng đừng đổ tại kinh tế khó khăn khiến bạn không thể tìm được một công việc ưng ý nhé. Nếu bạn chỉ biết ngồi đó, không làm gì và than phiền thì bạn sẽ không bao giờ tìm thấy một công việc đâu.


10. Tìm kiếm trực tuyến!

Thực tế có rất nhiều người đang tự kiếm việc và cả tiền từ mạng online đấy. Bạn có trong số đó không? Nếu không hãy bắt đầu từ bây giờ nhé. Tìm việc trên trực tuyến sẽ cho bạn nhiều cơ hội lựa chọn hơn là chờ đợi cơ hội từ người quen mách bảo.

Hơn nữa nếu có tài năng của một nhà thiết kế website hay khả năng văn chương thì tại sao không sử dụng mạng online để trở thành công việc kiếm tiền cho bạn nhỉ. Một số người đã tạo ra những doanh nghiệp trực tuyến. Công việc này còn bao gồm cả những việc như thiết kế web, nhà văn tự do, trợ lý ảo và nhiều hơn thế nữa. Hãy thử cơ hội cho mình nhé.

Trên đây là 10 bí quyết giúp bạn. Nên nhớ tự tin và chủ động sẽ đem đến cho bạn nhiều cơ hội lựa chọn việc làm hơn. Chúc bạn may mắn.


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Kết thúc “có hậu” cho buổi phỏng vấn



Các chuyên gia công việc cho rằng “cách bạn kết thúc buổi phỏng vấn sẽ là lời khẳng định chắc nhất về phong cách bạn thể hiện trong suốt quá trình phỏng vấn. Thay vì nói bằng lời hãy biến nó thành hành động”.
Đừng để ra về tay trắng
Để theo dõi kết quả của buổi phỏng vấn bạn hãy đừng ra về mà không mang theo một thứ gì đó. Nghĩa là trước khi rời khỏi phòng phỏng vấn hãy chắc chắn là bạn đã có tên, chức danh, thông tin liên lạc của những người phỏng vấn bạn hoặc chí ít cũng là của những người bạn gặp hôm đó.
Trung tâm kế toán hà nội mở thêm chi nhánh trung tâm đào tạo kế toán hà đông thực hành thực tế
Biết những bước tiếp theo
Bạn cũng nên biết những bước tiếp theo mà các nhà tuyển dụng sẽ thực hiện, đó có thể là thời gian biết kết quả, thời gian các ứng cử viên được gọi đến cuộc phỏng vấn tiếp? Theo Peggy Mckee (người sáng lập nên tổ chức bảo mật nghề nghiệp): “Các ứng cử viên có quyền yêu cầu được biết những thông tin này và những yêu cầu này là hoàn toàn thích hợp. Họ cần biết để có thời gian chuẩn bị và có thời gian để đánh giá lại bản thân cũng như công ty mà họ xin tuyển dụng”.
Nhấn mạnh
Sau khi cám ơn người phỏng vấn bạn hãy khẳng định thêm một lần nữa bạn là người phù hợp nhất cho vị trí mà họ đang tìm kiếm. Các chuyên gia cho rằng bạn nên tự tin và thể hiện điều này với các nhà tuyển dụng. Một phản ứng tích cực của bạn sau khi kết thúc phỏng vấn sẽ để lại cho các nhà tuyển dụng một ấn tượng khó phai về sự mạnh mẽ và quyết đoán.
Nếu như khi bạn được hỏi rằng “bạn nghĩ bạn là người phù hợp với công việc này?”. Hãy đừng suy nghĩ một giây nào hết, vì khi bạn mất thời gian suy nghĩ, nghĩa là bạn đang lo sợ, bạn thiếu sự quyết đoán và sự tự tin. Làm sao các nhà tuyển dụng có thể nhận một người không có cá tính. Vì thế bằng mọi cách hãy thể hiện cho họ thấy bạn là người phù hợp nhất và họ không sai khi chọn bạn.
 Nếu nhà tuyển dụng nói rằng bạn thiếu kinh nghiệm ở một vấn đề nào đó và bạn nhớ ra rằng bạn đã không nhấn mạnh nó trong khi phỏng vấn. Hãy làm điều đó ngay khi nhà tuyển dụng nhắc nhở hoặc bạn cũng có thể gửi một lá thư bày tỏ ý kiến của bạn sau buổi phỏng vấn.
học kế toán thực hành khuyên bạn Ghi nhớ các chi tiết
Lá thư cám ơn của bạn gửi đến các nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn sẽ là điểm cộng nếu như bạn nhớ rõ những chi tiết cụ thể về buổi phỏng vấn. Đó là nội dung chính, những mặt tốt và những mặt hạn chế của bạn trong suốt quá trình phỏng vấn. Hãy ghi nhớ nó và liệt kê ra ngay khi bạn kết thúc buổi phỏng vấn. Dùng những chi tiết đó để trình bày trong lá thư cám ơn của bạn,… Như vậy bạn sẽ có một cái kết mỹ mãn hơn rất nhiều.


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Cách trả lời câu hỏi “Tại sao bạn muốn làm việc cho chúng tôi?”



Cách trả lời câu hỏi “Tại sao bạn muốn làm việc cho chúng tôi?”
Người phỏng vấn mong đợi một câu trả lời cho thấy bạn đã cân nhắc kỹ lưỡng về công ty mình muốn làm việc chứ không phải là bạn đã gửi đi bao nhiêu hồ sơ xin việc và chờ đợi người ta gọi điện tới. Do đó, nghiên cứu cẩn thận về công ty trước cuộc phỏng vấn sẽ khiến bạn nổi bật là một ứng viên có khả năng và chuẩn bị tốt.

Hoc ke toan thue khuyên bạn Hãy xem xét 2 ví dụ cụ thể dưới đây:

Annette là ứng viên đầu tiên được phỏng vấn cho vị trí quản lý nhân sự. Khi được hỏi tại sao muốn làm việc ở công ty đó, cô ấy trả lời rằng “ Tôi luôn mong muốn được làm việc cho công ty này. Tôi thích các sản phẩm của công ty và đã sử dụng chúng nhiều năm. Công việc này rất hoàn hảo với tôi, là một cơ hội thực tế giúp tôi trưởng thành và phát triển.”

Nhận xét: Annette đã có phần trả lời mở đầu tốt nhưng sau đó cô ấy lại chuyển sang những kinh nghiệm mình có thay vì những gì có thể cống hiến cho công ty. Câu trả lời của cô ấy sẽ mạnh mẽ và thuyết phục hơn nếu cô ấy chứng tỏ mình đã tìm hiểu về lĩnh vực cũng như công ty và khi đó, có thể thảo luận nhiều hơn thay vì nói về trải nghiệm của mình với sản phẩm ra sao.

James là một ứng viên khác và anh ấy đã trả lời một cách trực tiếp hơn: “Dựa trên những gì tôi tìm hiểu, đây là công ty đi đầu trong lĩnh vực. Khi ghé thăm website công ty, tôi thấy một số thông tin ấn tượng về những dự án tương lai của công ty. Tôi cũng rất ấn tượng với quá trình phát triển của người sáng lập và tình hình tài chính của công ty. Đây là công ty tôi luôn tìm kiếm, một nơi mà kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của tôi có thể được sử dụng một cách toàn diện.”

Nhận xét: Câu trả lời của James đã thể hiện sự quan tâm và nhiệt tình của mình với công ty. Anh ấy cũng thể hiện mong muốn được trở thành một thành viên trong công ty ra sao.

Bạn phải tìm hiểu về công ty trước khi tham gia cuộc phỏng vấn và hình thành 2 – 3 lý do bạn muốn làm việc cho công ty. Tìm kiếm trên Website công ty về nhiệm vụ chiến lược, thông tin về sản phẩm và dịch vụ, quá trình hình thành và phát triển công ty, về những người sáng lập và thông tin liên lạc.

Bạn cũng nên nghĩ tới ít nhất 2 lý do tại sao công việc này lại phù hợp nhất với kĩ năng, sức mạnh, kinh nghiệm và kiến thức của mình. Bạn có thể đem lại những gì cho công ty? Hãy viết ra những ý tưởng của bạn và tạo nên một trả lời hoàn chỉnh.

Lựa chọn một trung tâm dạy kế toán thực hành uy tín sẽ giúp bạn có kinh nghiệm đi làm
Sẽ không có chuẩn Đúng – Sai cho câu hỏi này. Câu trả lời của bạn nên thể hiện những gì bạn đã cân nhắc về điều mình muốn và tìm hiểu về công ty. Hãy cho người phỏng vấn biết bạn chọn lựa kỹ lưỡng nơi mình muốn làm việc chứ không phải chấp nhận bất cứ công việc nào. Ngoài ra, hãy khẳng định đây là công ty bạn muốn cống hiến khả năng của mình và một chút “ tâng bốc” về công ty sẽ giúp bạn “ lấy lòng” nhà tuyển dụng dễ dàng hơn.


Read More Add your Comment 0 nhận xét


5 bí quyết phỏng vấn bỏ túi cho người mới tốt nghiệp



Với rất nhiều người mới ra trường, phỏng vấn xin việc luôn là một thử thách nhiều áp lực bởi sự non nớt về kinh nghiệm hoặc thiếu tự tin về một mặt nào đó. Tuy nhiên, bạn sẽ tự tin hơn nhiều với 5 bí quyết bỏ túi sau.
Sau những năm tháng miệt mài trên băng ghế nhà trường, cuối cùng bạn cũng cầm được tấm bằng tốt nghiệp để bắt đầu một cuộc sống mới. Ngoại trừ những ai đã được “sắp xếp” một công việc mong muốn hoặc tự mở lối kinh doanh riêng, phỏng vấn xin việc luôn là một thử thách khiến hầu hết sinh viên mới ra trường phải hồi hộp, lo lắng đôi khi đến mất ăn mất ngủ.

Làm sao để vượt qua áp lực và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng? Không có bí quyết nào có thể đảm bảo 100% bạn sẽ trúng tuyển ngay nhưng những gợi ý đơn giản sau đây luôn có thể giúp bạn ghi thêm điểm sau đây trung tam ke toan ha noi xin được chia sẻ với các bạn

1. Làm đẹp lý lịch trực tuyến

“Những người đã hoặc sắp tốt nghiệp nên đảm bảo rằng họ đã nỗ lực tối đa trong việc tìm kiếm trên mạng, nêu bật các kỹ năng, thành tích và lĩnh vực chuyên môn của mình để mọi nhà tuyển dụng tiềm năng đều có thể thấy rõ”, Mike Zammuto, chủ tịch kiêm giám đốc hoạt động của công ty dịch vụ quản lý Reputation Changer nói.

Hãy đảm bảo rằng mỗi ngày bạn dành ít nhất 1 giờ đăng tải, chỉnh sửa và cập nhật hồ sơ của mình trên các trang mạng xã hội như LinkedIn, Twitter, Google+ và blog. Hãy tạo ra một danh sách các ví dụ về những công việc bạn từng làm từ thời kỳ thực tập, các khóa học kỹ năng hay những dự án riêng. Một bản lý lịch trực tuyến sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về những giá trị bạn có thể đem lại cho họ.

2. Một bản lý lịch truyền thống vẫn luôn quan trọng

Bản lý lịch cá nhân không thôi là chưa đủ, tuy nhiên nó vẫn rất quan trọng. “Bạn cần có một bản lý lịch với các chi tiết cụ thể cho mỗi công việc cụ thể và một trang thông tin cá nhân trên mạng việc làm LinkedIn cho thấy thông điệp thực sự của bản lý lịch”, Martin Yate, tác giả cuốn sách bạn chạy nhất nước Mỹ “Hãy hạ gục họ: Những bí mật và chiến lược cho người lần đầu đi tìm việc” cho biết. “Cả hai thứ trên đều là những thành phần quan trọng của một đợt tìm việc mới”

3. Đừng ngần ngại bộc lộ cá tính

Điều quan trọng nhất một ứng viên cần nhớ trong quá trình phóng vấn đó là hãy là chính mình”, Alexa Hamill, trưởng bộ phận tìm kiếm ứng viên tại các đại học Mỹ của hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers khẳng định. Cá tính của bạn có thể giúp bạn nổi bật trong đám đông ứng viên.

Khi có quá nhiều người cạnh tranh cho cùng một vị trí với trình độ tương đương, nhà tuyển dụng thường chọn những người họ thấy thú vị khi làm việc cùng hàng ngày.

4. Hãy đặt một vài câu hỏi độc đáo, thông minh

Bà Hamill cũng cho biết thêm rằng, trong một cuộc phỏng vấn “loại câu hỏi một ứng viên tiềm năng đưa ra có thể khiến họ trở nên nổi bật”.

Những câu hỏi lặp đi lặp lại như: “Bước tiếp theo trong quá trình tuyển dụng là gì?” hoặc “Chuyện gì đã xảy ra với người tiền nhiệm của tôi?” cũng chấp nhận được và có thể nhận được những câu trả lời thiết thực.

Nhưng bạn cũng nên thử tạo ra điểm nhấn cho riêng mình bằng những câu hỏi độc đáo, cho thấy bạn đã nghiên cứu kỹ về vị trí này và thực sự hào hứng với công việc. “Những câu hỏi mạnh mẽ cho thấy bạn đã chuẩn bị trước hay chưa, có hiểu về ngành nghề hoặc công việc hay không, có muốn tìm hiểu sâu hơn về các trách nhiệm của mình hay không”, Arlene Vernon, chủ tịch của công ty tư vấn nhân sự và đào tạo HRx, Inc. khẳng định.
Trung tâm kế toán hà nội mở các lớp học kế toán cơ bản giúp bạn tự tin khi đi làm kế toán

5. Hãy tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn và ghi âm lại

“Bất kỳ sự tương tác nào bạn có như là bước khởi đầu sự nghiệp với chủ sử dụng lao động mới đều là một cơ hội để gây ấn tượng và phô diễn các kỹ năng, giá trị bạn có”, Hamill nói tiếp. “Cần chắc chắn rằng trông bạn thật tự tin”. Hãy ghi âm lại những câu trả lời của mình và cố gắng loại bỏ các từ “ừ”, “à” trong đó.

“Hãy luyện tập trả lời một cách to, dõng dạc chứ không phải giữ nó trong đầu để câu trả lời của bạn có thể được truyền đi một cách tự tin”, Vernon khuyên. Và nên nhớ đừng có nhìn điện thoại hay nhìn quanh quá nhiều khi phỏng vấn. Hãy nhìn thẳng, cử chỉ tự tin và trả lời rõ ràng chính là những yếu tố then chốt để đảm bảo một buổi phỏng vấn thành công.


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Một CV ấn tượng – Không khó như bạn nghĩ



Một CV ấn tượng – Không khó như bạn nghĩ

     Một bản CV hoàn hảo phải để lại cho nhà tuyển dụng những ấn tượng tốt đẹp nhất!

     Bạn phải cho họ biết bạn là ai? Bạn có khả năng gì? Và bạn có thể làm được gì ? Và điều đặc biệt cần phải chú ý đó là tất cả những thứ bạn đưa ra phải phù hợp với nhu cầu của nhà Tuyển dụng. Hãy cho họ niềm tin “ Bạn hoàn toàn có khả năng thực hiện tốt các công việc của nhà tuyển dụng đưa ra”

     Quả thật, CV xin việc là “vũ khí” quan trọng khi tiếp cận các cơ hội nghề nghiệp. Thậm chí, một số Nhà Tuyển Dụng (NTD) chỉ cần xem hồ sơ trong 30 giây là đã có thể đi đến quyết định có nhận ứng viên đó vào vòng phỏng vấn hay không. Thông qua bài viết này, Trung tâm dạy kế toán cung cấp cho bạn những thông tin về một CV xin việc chuẩn để bạn có thể tự tạo cho mình một CV ấn tượng và thuyết phục được nhà tuyển dụng.

     1. Thông tin cá nhân

     Đây là một trong những mục quan trọng nhất nhưng cũng dễ viết nhất. Mục đích của thông tin cá nhân là để NTD có thể liên lạc với bạn mọi lúc, mọi nơi cho một lời mời phỏng vấn. Thông tin cá nhân chỉ nên bao gồm: Tên họ, ngày tháng năm sinh, giới tính, số điện thoại liên lạc và địa chỉ email.

     Cần lưu ý khi bạn đưa số điện thoại và địa chỉ email gửi đến nhà tuyển dụng: Nếu có thể, hãy để số điện thoại di động trên hồ sơ và chỉ nên cung cấp một số điện thoại mà bạn dùng thường xuyên nhất. Với địa chỉ email, tránh cung cấp những địa chỉ như  sumikute@yahoo.com mà hãy tạo ra một địa chỉ email riêng cho việc ứng tuyển, email thể hiện tính chuyên nghiệp( thutrang90@gmail.com) vì NTD thường có thói quen chọn những ứng viên đã trưởng thành để trao cơ hội việc làm hơn những email "suimikute" kia.

     2. Mục tiêu nghề nghiệp

     Một số ứng viên rất hay nhầm lẫn ở phần này, mục tiêu nghề nghiệp là một mục tiêu dài hạn, là đích đến trong tương lai (3 hoặc 5 năm) đối với công việc mà bạn đang theo đuổi. Nếu chỉ đơn thuần ghi lại công việc bạn đang muốn ứng tuyển vào phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn đang đi sai hướng và NTD sẽ đánh giá bạn là một ứng viên chưa có định hướng sự nghiệp rõ ràng.

     Thay vì viết “Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí Nhân viên kế toán ” vào phần mục tiêu nghề nghiệp, hãy cân nhắc cách viết sau: "Mong muốn tìm được 1 công việc kế toán ổn định. Và dự định trong vài năm tới sẽ theo học và thi chứng chỉ kế toán trưởng để nâng cao thêm kiến thức và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực kế toán"

      3. Kinh nghiệm làm việc – “cốt lõi” của một CV xin việc

     Trong phần này, NTD không chỉ tìm kiếm thông tin bạn đã làm gì trong thời gian qua, mà yếu tố NTD quan tâm đến hàng đầu là bạn đã “trải qua” những sự kiện gì trong thời gian đó và bài học kinh nghiệm mà bạn tích lũy được là gì. Nếu viết: “Tôi làm nhân viên Kế toán trong hơn 3 năm tại công ty ABC từ năm 19xx đến 19yy” thì hồ sơ của bạn chắc chắn sẽ “chìm nghỉm” trong núi hồ sơ mà NTD nhận được và vì thế cơ hội cho một buổi phỏng vấn là rất xa vời!

      Hãy tham khảo cách viết nêu rõ trách nhiệm của công việc mình từng đảm nhiệm và đặc biệt nhấn mạnh vào những thành tích đã đạt được như sau:

Công việc:

- 01/ 2013 – 03/2013: Thực tập kế toán cho Trung Tâm Kế Toán Hà Nội

- 03/2013 – 07/2013: Làm Kế toán viên cho Kế toán Hà Nội

- Thực hiện một số công việc của kế toán tổng hợp như :

- Thực hiện kê khai thuế VAT đầu vào, đầu ra hàng tháng

- Theo dõi công nợ tạm ứng nhân viên toàn công ty

- Lập bảng lương, bảo hiểm, khấu trừ thuế thu nhập cá nhân hàng háng

- Thực hiện các giao dịch rút, gửi tiền, ủy nhiệm chi và các giao dịch khác với ngân hàng

- Hạch toán sổ cái các tài khoản tiền mặt, tiền gửi, tạm ứng, lương, công nợ khác

      Lưu ý sắp xếp công việc theo thứ tự thời gian từ mới nhất trở về trước và nếu có quá nhiều kinh nghiệm để liệt kê, hãy chỉ cung cấp những kinh nghiệm có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.

     Trái lại, đối với sinh viên mới ra trường hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm, thì sự lựa chọn kinh nghiệm và thành tích để liệt kê của các bạn thường bị hạn chế, vì thế thành tích đạt được trong học tập và hoạt động ngoại khóa có liên quan đến công việc ứng tuyển là yếu tố bạn nên thể hiện trong hồ sơ. Nhưng đừng vì một chút yếu điểm này mà vội nản lòng, các bạn đang sở hữu 3 điểm mạnh mà những người dày dạn kinh nghiệm thường đã đánh mất, đó chính là nguồn năng lượng dồi dào, tinh thần “dám làm, dám nhận thử thách” và sự tươi mới, cởi mở trong tư duy. Hãy biết khéo léo thể hiện những điểm mạnh này trong CV xin việc để ghi điểm với NTD.

     4. Kỹ năng

     Thay vì viết chung chung “Trình độ tin học văn phòng và tiếng Anh của tôi khá tốt”, hãy ghi rõ những kỹ năng mình có như sau:

•    Sử dụng thành thạo Microsoft Word, Excel, Power Point…

•    Viết và giao tiếp tiếng Anh lưu loát

•    Kỹ năng đàm phán, thương lượng và thuyết phục khách hàng tốt

•    Có tinh thần hợp tác, phối hợp tốt khi làm việc nhóm

•    Có khả năng tổng hợp, phân tích số liệu kế toán

     5. Học vấn

     Trong mục này, bạn liệt kê bằng cấp và nơi bạn đã học tập để NTD nhìn thấy được nền tảng kiến thức của bạn như: Cử Nhân Kinh Tế chuyên ngành Kế Toán Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội

     Nếu có tham gia các khóa học ngắn hạn có liên quan đến công việc đang ứng tuyển, hãy bổ sung  thêm vào để nhấn mạnh sự quan tâm và đầu tư của bạn dành cho công việc này như:

- Chứng chỉ Kế Toán Tổng hợp Thực Hành do KẾ TOÁN HÀ NỘI cấp: đạt loại khá

- Chứng chỉ Tin học trình độ C : đạt loại khá

- Chứng chỉ Tiếng Anh TOEIC : 475

     Bạn chỉ nên chọn những bằng cấp mới và phù hợp nhất với vị trí mình ứng tuyển để giới thiệu trong hồ sơ vì các NTD thường không muốn bị mất thời gian để đọc những thông tin “thừa” – dù chúng có ấn tượng đến đâu chăng nữa.

     Viết một CV ấn tượng không khó như bạn nghĩ. Chỉ cần nắm vững những phần căn bản, dành thời gian tìm hiểu thêm thông tin về NTD, kết hợp với việc tìm kiếm và chắt lọc những thông tin phù hợp của bản thân, bạn sẽ có trong tay một CV “đạt chuẩn”.


Read More Add your Comment 0 nhận xét


7 bí quyết vượt qua "ải" phỏng vấn xin việc kế toán



Vào ngày cuộc phỏng vấn diễn ra, mọi ứng cử viên đều rơi vào tâm trạng hồi hộp và lo lắng. Câu hỏi đầu tiên mà mọi nhà tuyển dụng đưa ra có thể rất khác nhau về hình thức, nhưng nhìn chung đều thể hiện một nội dung cơ bản là: “Điều gì khiến anh/chị quyết định tham dự cuộc phỏng vấn tìm việc làm này?” hay “Anh/chị có thể cống hiến những gì cho công ty chúng tôi?”
Liệu đứng trước nhà tuyển dụng cùng những câu hỏi hóc búa như vậy có khiến tay bạn run lên bần bật, tim đập liên hồi và mồ hôi toát ra đầm đìa...? Liệu bạn có sẵn sàng đánh đổi phải mất một điều gì đó để có được việc làm thay vì phải đối đầu với tình huống này không?

Còn một khi bạn đã chấp nhận tham gia phỏng vấn tuyển dụng, thì các yếu tố tự tin, khả năng ăn nói lưu loát, và kỹ thuật đàm phán khéo léo có vai trò quyết định đến sự thành công. Do vậy, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và quan trọng hơn cả cần giải thoát bản thân khỏi tâm lý lo lắng, hồi hộp.
Ngoài những kỹ năng gợi ý thêm một bí quyết nữa đó là bạn nên tìm đến các Trung tâm đào tạo kế toán thực hành thực tế để học kinh nghiệm làm kế toán nhé
Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết, tự tin bước vào một cuộc phỏng vấn tìm việc làm và nhanh chóng trở thành ứng cử viên số một của nhà tuyển dụng.
Sau đây là 7 bí quyết vượt qua ải phỏng vấn xin việc kế toán
1. Chuẩn bị kỹ lưỡng
Bạn hãy chuẩn bị cẩn thận những số liệu và thông tin chứng minh năng lực và giá trị của bạn với nhà tuyển dụng. Bạn cần đánh giá đúng năng lực và giá trị của mình trên thị trường lao động là phù hợp với những vị trí công việc nào. Do vậy, việc nghiên cứu, so sánh các vị trí công việc khác nhau đối với bạn sẽ trở nên rất quan trọng và cần thiết. Các yêu cầu và nhiệm vụ cần thiết đối với các vị trí đó của công ty tuyển dụng sẽ khiến bạn lựa chọn chính xác việc nộp đơn vào vị trí nào là thích hợp.
2. Thể hiện rõ ràng rằng mục tiêu của bạn là sự công bằng và cơ hội thăng tiến
Hãy biết cách thể hiện và khẳng định việc bạn tham gia phỏng vấn là muốn tìm kiếm một môi trường làm việc tốt, sự công bằng và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp tại công ty này.
Đồng thời, trên cơ sở những nghiên cứu ban đầu của bạn về nhà tuyển dụng, hãy hỏi về trách nhiệm của bạn nếu được tuyển dụng liên quan tới các mục tiêu và kế hoạch phát triển trong tương lai của công ty. Các nhà tuyển dụng thường có ấn tượng đặc biệt với những ứng viên thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về công ty và có những chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn.
3. Cho thấy việc tuyển dụng bạn không phải là mất đi một khoản chi phí, mà là một khoản đầu tư
Hãy chứng minh rằng bạn hoàn toàn có khả năng và kinh nghiệm giúp công ty tìm ra các giải pháp tăng trưởng doanh số bán hàng, giảm thiểu chi phí, đẩy mạnh hiệu suất công việc... Bạn nên đưa ra các bảng biểu hay sơ đồ minh họa cho những ý tưởng của mình. Hãy sử dụng những dữ liệu thực nếu có thể.
Việc tìm hiểu kỹ lưỡng vị trí công việc mà bạn nộp đơn xin tuyển dụng rất quan trọng, vì nó sẽ giúp bạn chứng minh mình có đủ kinh nghiệm, khả năng và các điểm mạnh cần thiết đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Nhiều nhà tuyển dụng muốn biết rõ ràng rằng tại sao họ nên tuyển dụng bạn. Hãy chứng minh bạn là sự lựa chọn tốt nhất của họ.

4. Đừng bao giờ hé lộ các con số thực về lương và thưởng mong muốn của bạn hay mức lương hiện tại của bạn
Sau khi đã chứng minh được năng lực và giá trị của bạn với nhà tuyển dụng, cách tốt nhất nói về mức lương là bạn cần phải biết rõ công việc yêu cầu những gì. Sau đó, bạn có thể đưa ra một phạm vi nhất định để thoả thuận về lương, thưởng, phụ cấp và các quyền lợi khác…
Nhưng nếu như người phỏng vấn nhất định yêu cầu bạn đưa ra một con số cụ thể thì bạn nên làm một cuộc điều tra trước khi đi phỏng vấn. Hãy hỏi những người làm ở vị trí tương đương để bạn có thể đưa ra con số gần đúng, chứng tỏ bạn biết giá trị sức lao động của mình và sự công bằng mà bạn muốn có của nhà tuyển dụng.
5. Luôn bình tĩnh và giữ vững lập trường, quan điểm của bạn trong suốt buổi phỏng vấn
Trước khi vào phỏng vấn, bạn phải biết chính xác lý do và cái giá phải trả để có được cơ hội làm việc tại đây, ví dụ như: Cơ hội việc làm này có giá trị như thế nào với bạn? Bạn sẽ phải từ bỏ những gì để có nó? Bạn phải đánh đổi những gì để đảm bảo sẽ thành công với công việc mới? Liệu có những yêu cầu bắt buộc nào không?
Trong quá trình phỏng vấn, hãy tỏ ra luôn bình tĩnh và giữ vững lập trường khi trả lời các câu hỏi cũng như khẳng định các giá trị của bản thân. Tuy nhiên, bạn cũng nên mềm dẻo các nhu cầu của bản thân với khả năng đáp ứng của nhà tuyển dụng. Hãy nghĩ đến thời gian làm việc & mức lương, thưởng, cơ hội học hỏi & khả năng thạm dự các cuộc họp bàn quan trọng,.. mà bạn sẽ có nếu được tuyển dụng.
6. Nhớ rằng đây là cơ hội hai bên cùng có lợi đối với cả bạn và nhà tuyển dụng
Bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn muốn có công việc này và tự tin khẳng định việc nhà tuyển dụng đồng ý nhận bạn sẽ là một quyết định sáng suốt. Bạn hoàn toàn có thể giúp ích cho họ rất nhiều.
Hãy khoan nói đến vấn đề tiền lương, thưởng và coi đó không phải là vấn đề quan trọng nhất đối với bạn. Vấn đề quan trọng nhất là bạn có cơ hội để khẳng định mình tốt hơn, có thể giúp đỡ nhà tuyển dụng trong việc tìm kiếm các giải pháp tăng trưởng kinh doanh, nâng cao hiệu quả các hoạt động bán hàng, tiếp thị… và mang lại kết quả kinh doanh cao hơn.
Việc tập trung quá nhiều vào các đòi hỏi lương bổng và đề cập ngay lập tức về mức lương có thể khiến bạn mất điểm trong sự nhìn nhận, đánh giá từ phía nhà tuyển dụng. Các chủ đề về lương bổng chắc chắc sẽ được bàn tới, theo dẫn dắt của người phỏng vấn. Nhà tuyển dụng có thể để chủ đề này được bàn bạc vào cuối buổi phỏng vấn.
7. Quan tâm nhiều tới “sếp” tương lai của bạn hơn là những nhà quản lý nhân sự
Sẽ thật tuyệt vời nếu người “sếp” tương lai của bạn biết rõ các nhu cầu và sẽ tự mình quyết định tuyển dụng bạn. Tìm kiếm được người tài sẽ mang lại “lợi nhuận” cho “sếp”. Do vậy, bạn hãy thể hiện các kỹ năng thích hợp nhất ngay từ lúc đầu và bằng khả năng đàm phán, thương lượng để mang lại những điều khoản có lợi nhất cho bản thân bạn khi được tuyển dụng.
Sau cùng, cuộc phỏng vấn tuyển dụng luôn là cơ hội để bạn tỏa sáng, vì vậy đó không phải là lúc để thể hiện tính khiêm nhường. Hãy thể hiện sự tự tin, nhiệt tình và đặc biệt không quên dành một thời gian nhất định để đánh bóng bản thân.
Theo Đàn ông


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Tại sao bạn lại thất nghiệp ???



Ra trường không tìm được việc làm. Bạn không biết tại sao bạn lại thất nghiệp ?
Sau đây Trung tâm kế toán Hà Nội xin được liệt kê ra 9 lí do khiến bạn thất nghiệp sau:

1. Bạn có chủ động tìm kiếm thông tin không?

Để mở rộng cơ hội tìm việc, bạn cần chủ động gặp gỡ bạn bè và người thân và nói cho họ biết (càng nhiều người càng tốt) rằng bạn đang tìm việc. Vì các công ty rất thường tuyển dụng nhân viên, biết đâu bạn bè người thân bạn đang công tác ở những công ty đó. Họ sẽ sẵn sàng nói cho bạn biết khi có cơ hội phù hợp với bạn.

2. Bạn có giới hạn việc tìm kiếm không?

Có phải bạn chỉ phụ thuộc vào quảng cáo trên báo? Bạn có biết các website việc làm là một kênh tiện ích mang đến cho bạn hàng ngàn cơ hội việc làm? Hãy khai thác tối đa các phương tiện này. Để tối đa hóa hiệu quả tìm việc, bạn hãy kết hợp các hình thức “săn” việc khác nhau: qua các website việc làm, quảng cáo trên báo, trên TV, các dịch vụ “săn đầu người”, qua bạn bè giới thiệu…

3. Bạn có nhắm đến các công ty cần đến khả năng và thế mạnh của mình?

Hãy chắc rằng bạn hiểu thấu đáo về công việc bạn muốn tìm để xây dựng danh sách các nhà tuyển dụng phù hợp với bạn. Dựa vào những tiêu chuẩn tìm kiếm khác nhau, bạn sẽ nhắm đến các công ty mà bạn thực sự muốn làm việc, những công ty có thể mở ra nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực của bạn.

4. Bạn có dành đủ thời gian để tìm việc không?

Nhiều chuyên gia tin rằng bản thân quá trình tìm việc là một công việc toàn thời gian. Nếu bạn đang đi học hoặc đi làm, thời gian tìm việc của bạn có thể bị giới hạn ở chừng mực nào đó. Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên đầu tư nhiều thời gian.

5. Bạn có liên lạc với nhà tuyển dụng sau khi gửi hồ sơ tìm việc không?

Thực tế cho thấy những người chủ động liên lạc với nhà tuyển dụng sau khi gửi hồ sơ tìm việc có nhiều khả năng được mời phỏng vấn hơn.

6. Kỹ năng trả lời phỏng vấn của bạn như thế nào?

Bạn không thành công khi đi phỏng vấn có thể vì kỹ năng trả lời phỏng vấn của bạn chưa đạt và cần được trau dồi thêm. Hãy nhờ một người bạn đóng vai là phỏng vấn viên và phê bình cách trả lời phỏng vấn của bạn. Tốt hơn hết là hãy nhờ một người có chuyên môn trong ngành nghề của bạn.

7. Chất lượng hồ sơ của bạn có tốt không?

Nhiều người nộp đơn dự tuyển mà không biết mình mắc rất nhiều lỗi trong hồ sơ khiến cho người phỏng vấn bực mình và không ngần ngại quẳng hồ sơ của họ vào sọt rác. Hãy kiểm tra xem hồ sơ của bạn đã đạt yêu cầu chưa.

8. Bạn có gửi thư cám ơn sau khi được phỏng vấn?

Hãy viết thư cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian quý báu để bạn tìm hiểu thêm về công ty và có những kinh nghiệm phỏng vấn bổ ích. Điều này còn cho thấy bạn có tôn trọng người tuyển dụng và quan tâm đến vị trí đang ứng tuyển. Đây cũng là cơ hội để bạn nêu bật những thành tích đã quên đề cập trong buổi phỏng vấn trước.

9. Bạn có tìm hiểu mình phạm sai lầm gì không?

Sau buổi phỏng vấn không thành công, bạn có liên lạc lại và khéo léo hỏi NTD xem bạn đã phạm sai lầm gì, hoặc bạn có thể cải thiện như thế nào? Phần lớn NTD sẽ không trả lời thẳng với bạn nhưng thỉnh thoảng vẫn có NTD sẵn sàng chia sẻ điều đó với bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên cho NTD biết bạn rất thích làm việc với công ty họ. Trong trường hợp ứng viên được tuyển không nhận lời làm việc của NTD, có thể NTD sẽ mời bạn vào làm việc cho công ty vì bạn chỉ thua “một chín một mười” so với ứng viên từ chối trên.


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Bí quyết xin việc kế toán thành công cho sinh viên kế toán mới tốt nghiệp



Bí quyết xin việc kế toán thành công cho sinh viên kế toán mới tốt nghiệp ra trường



     Nếu bạn có tham vọng trở thành một kế toán thành công, chuyên nghiệp và muốn chọn nghề kế toán như là một con đường nghề nghiệp sau khi bạn tốt nghiệp. Và, bạn cần khởi động kế hoạch của mình và làm việc để đạt được những thành công, thành tích của mục tiêu nghề nghiệp. Với lĩnh vực kế toán, một kiến thức tốt về chuyên ngành, quyết tâm mãnh liệt và kinh nghiệm làm việc tất cả đều vô cùng quan trọng để thành công. Sau đây, KẾ TOÁN HÀ NỘI xin chia sẻ một số bí quyết xin việc kế toán thành công cho sinh viên mới ra trường:


1. Tích lũy kinh nghiệm thực tế và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

     Để tiếp cận với thực tế và nâng cao nghiệp vụ có nhiều phương pháp để các bạn lựa chọn. Nhưng phương pháp hiệu quả nhất và nhanh nhất là các bạn có thể tham gia: Lớp học kế toán thực hành tại KẾ TOÁN HÀ NỘI. Các bạn sẽ vừa được hỗ trợ làm báo cáo thực tập lại vừa được làm thực tế cụ thể:

- Các bạn sẽ được giao cho 1 bộ hồ sơ gồm tất cả những hóa đơn, chứng từ thực tế chưa được xử lý của doanh nghiệp đang hoạt động. Các bạn sẽ được những kế toán trưởng, kế toán tổng hợp có nhiều năm kinh nghiệm thực tế trực tiếp hướng dẫn xử lý tất cả các nghiệp vụ đó như: Chi phí, giá thành, TSCĐ, khấu hao, tiền lương, BHXH, xuất nhập khẩu… Lồng ghép vào đó là những tình huống thực tế thường xuyên xảy ra tại doanh nghiệp.

- Tiếp đó các bạn sẽ được thực hành kê khai thuế, lập báo cáo thuế, lên sổ sách, lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế cuối năm trên phần mềm kế toán chuyên nghiệp như: Phần mềm HTKK, EXCEL, FAST, MISA …

     Các bạn sẽ được thực hành làm tất cả các công việc của một kế toán tổng hợp thực tế trong doanh nghiệp phải làm hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Học xong các bạn sẽ được Cấp chứng chỉ kế toán tổng hợp xác nhận tương đương 2 năm kinh nghiệm thực tế.

2. Một bộ hồ sơ xin việc ấn tượng

     Sau khi đã nâng cao nghiệp vụ chuyên môn kế toán và có kinh nghiệm thực tế. Có thể đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng thì tiếp theo đó là các bạn chuẩn bị hồ sơ xin việc kế toán thật ấn tượng.

- Một bản CV xin việc chi tiết. Nói rõ thành tích học tập và kinh nghiệm làm việc, cũng như các kỹ năng của bản thân, mục tiêu nghề nghiệp

Tải thêm >> Mẫu CV xin việc kế toán  
- Sơ yếu lý lịch có xác minh của địa phương.
- Các giấy tờ liên quan như: Giấy khám sức khỏe, CMND phô tô, Giấy khai sinh…
- Các bằng cấp, chứng chỉ có liên quan như: Bằng tốt nghiệp, Bảng điểm, chứng chỉ kế toán, chứng chỉ tin học, tiếng anh….

- Đặc biệt không thể thiếu đó là lá đơn xin việc viết tay. Vì nó thể hiện bạn có phải là người cẩn thận hay không. Kế toán là một nghề yêu cầu người kế toán phải cẩn thận và tỷ mỉ.

3. Kinh nghiệm phỏng vấn kế toán.

      Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những yếu tố trên và bạn đã gây ấn tượng được nhà tuyển dụng ở vòng tuyển chọn hồ sơ, bạn sẽ được gọi đến phỏng vấn. Và cuối cùng là buổi phỏng vấn, khi đó bạn hãy chuẩn bị cho mình thật chu đáo những kiến thức, kỹ năng phỏng vấn xin việc nhé.

- Tìm hiểu kỹ công ty mà bạn sắp tham gia phỏng vấn:

     Bạn có thể tìm hiểu thông tin công ty thông qua các mối quan hệ bạn bè, người thân, website hoặc các phương tiện thông tin khác. Vì đôi khi họ hay hỏi rằng bạn biết gì về công ty để xem thử mức độ quan tâm của bạn đối với nơi mà bạn sẽ làm việc. Nếu bạn chứng tỏ được sự hiểu biết, điều đó sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
- Thời gian đến địa điểm phỏng vấn:

     Tham gia phỏng vấn trễ là điều tối kỵ và làm bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng. Trong trường hợp bạn chưa bao giờ đến nơi sẽ phỏng vấn, bạn nên đến thử xem đó ở nơi nào, mất thời gian bao lâu để đến. Nếu bạn biết rõ địa điểm và thời gian cần thiết để đến nơi đó thì cũng nên trừ hao thời gian đến trước tối thiểu là 10 phút. Với thời gian trừ hao đó sẽ hữu ích cho bạn nếu phát sinh một trục trặc nào đó hoặc sắp xếp lại hổ sơ, các vật dụng cần thiết đã chuẩn bị ở nhà và chuẩn bị cho mình một phong thái tự tin, bình tĩnh trước khi vào cuộc phỏng vấn.

- Trang phục khi phỏng vấn:

     Bạn nên chuẩn bị trang phục phù hợp vị trí mà bạn phỏng vấn. Điều này giúp bạn tự tin và thoải mái hơn trong suốt quá trình phỏng vấn. Bạn cần lưu ý không nên mặc trang phục quá thời trang như quần jean, áo thun. Những trang phục có màu sắc sặc sỡ hay lòe loẹt sẽ gây phản cảm đối với nhà tuyển dụng.

      Đặc biệt đối với vị trí kế toán, thông thường sẽ có một vòng phỏng vấn tuyển nghiệp vụ: Kế toán trưởng sẽ đưa ra một vài nghiệp vụ mà công ty thường xuyên phát sinh, sau đó yêu cầu các ứng viên định khoản hoặc giải quyết tình huống. Vòng này không phải quá khó, mục đích chính là kiểm tra khả năng nghiệp vụ của các ứng viên. Ở vòng này, không nhất thiết có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được, chỉ cần bạn nắm chắc kiến thức đã học.
      Trên đây là những chia sẻ về bí quyết xin việc kế toán thành công của KẾ TOÁN HÀ NỘI dành cho các bạn sinh viên kế toán mới ra trường. Mong rằng sau những lời khuyên bổ ích này các bạn sẽ tìm được công việc kế toán yêu thích!

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!


Read More Add your Comment 0 nhận xét


 

© 2012 Tìm việc kế toán | Việc làm kế toán lương cao All Rights Reserved Tìm việc kế toán